Bụi trong nhà là gì? Cách xử lý ô nhiễm bụi bẩn nhanh chóng tại nhà

bụi trong nhà là gì

Bụi là một vấn đề khó xử lý cho dù bạn đã cố gắng cẩn thận và dọn dẹp một cách kỹ tính. Các hạt bụi li ti có thể xuất hiện ngay lập tức, kể cả khi bạn vừa mất hàng giờ để lau dọn. Vậy, bụi trong nhà là gì? Bụi đến từ đâu? Làm thế nào bạn có thể giảm thiểu việc bụi quay trở lại? Hãy cùng Home Robotics tìm hiểu về bụi trong nhà nhé!

Bụi trong nhà là gì? Đến từ đâu?

Môi trường sống phức tạp của con người luôn tiềm ẩn những nguy cơ về các bệnh dị ứng. Nguồn gốc dị ứng có thể do các loại chất, hạt, bụi mịn siêu nhỏ trong không khí, xuất phát từ phấn hoa, tóc rụng, lông thú cưng, vảy da, sợi dệt, giấy và nhiều nguồn khác. Do đó, có nhiều loại bụi khác nhau đang tồn tại bên trong và ngoài môi trường nhà. 

bụi trong nhà là gì

Bụi trong nhà đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ trong hay ngoài môi trường nhà.

Ví dụ, bụi khí quyển hoặc bụi gió gây kinh hoàng cho các vùng khô cằn của hành tinh và được mang theo trên vai của những cơn gió mạnh. Ngoài ra còn có bụi đường chủ yếu bao gồm khí thải công nghiệp và bụi bẩn. Bụi than chứa than bột. Và sau đó là bụi gia dụng, thường bám trên các đồ nội thất và rơi xuống sàn nhà.

Vậy, bụi trong nhà là gì? Có thể bạn đã nghe nói rằng bụi trong nhà chủ yếu được tạo thành từ da động vật và da người, bản thân điều này đã khá đáng lo ngại. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bụi trong nhà có thể tồn tại ở nhiều bề mặt vật chất khác. 

Bụi trong nhà có thể đến từ sợi từ gối, ga giường của bạn, các loại nấm vô tình bám trên quần áo, giày dép khi bạn mang về nhà, xác côn trùng chết, lông thú cưng, hàng chục loại vi khuẩn…

Bụi trong nhà thường trú ngụ ở đâu?

Sau khi giải đáp được vấn đề: “Bụi trong nhà là gì?”, điều quan trọng tiếp theo chúng ta cần đề cập đến là những nơi mà bụi thường trú ngụ trong ngôi nhà của bạn. Với kích thước nhỏ và nhẹ, những lớp bụi mịn thường xuất hiện trên hầu hết mọi bề mặt hoặc trong mọi vết nứt và khe hở trong nhà bạn. 

Một trong những nơi dễ thấy nhất là bề mặt giá sách và giữa các trang sách, bàn làm việc và dọc theo các cạnh của ván chân tường. Tất nhiên, bạn có thể phải hứng chịu một lượng lớn bụi bẩn (thậm chí là cả một khu vực) ở những khu vực ít được vệ sinh nhất trong nhà bạn.

tác hại của bụi trong nhà tới sức khỏe

Giường, thảm, vải bọc, ghế sofa,… là những vị trí ẩn náu lý tưởng của bụi.

Có thể nói, khái niệm bụi trong nhà là gì luôn đi liền với các vị trí tiềm ẩn bụi bẩn. Ví dụ, những khu vực phía sau và bên dưới đồ nội thất gia đình mà bạn chưa di chuyển kể từ khi bạn định cư. Máy tính cá nhân của bạn (hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào khác) cũng có thể giữ khá nhiều bụi bên trong, khiến thiết bị của bạn quá nóng. Và chỉ cần đi trên thảm của bạn cũng đủ để khuấy động cả một cơn bão bụi.

Một số nơi ẩn náu lén lút khác của những “quái vật siêu nhỏ” này mà bạn nên ghi nhớ bao gồm: ở chụp đèn, rèm, khung cửa, bồn tắm và thậm chí cả đồ bọc và nệm của bạn.

Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe của bạn

Sau khi đã giải đáp được vấn đề bụi trong nhà là gì, ta có thể thấy được rằng việc ngôi nhà tồn tại nhiều bụi ẩn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của từng thành viên trong gia đình. Lông thú cưng, vảy da chết và các mảnh gián có trong hầu hết các loại bọ bụi đều đủ tệ rồi. Nhưng thứ thực sự khiến mọi người bị dị ứng với bụi chính là những cư dân “bản địa” của nó. Đó chính là mạt bụi. 

Vô hình với mắt thường, những loài bò sát nhỏ giống như nhện này có xu hướng cư trú ở những vùng ấm áp và ẩm ướt trong nhà bạn. Da chết là bữa ăn yêu thích của chúng trong thực đơn và vì chúng ta rụng đi vài gam vảy da mỗi ngày nên chúng không bao giờ hết nguồn cung cấp. Những đàn lớn nhất của chúng thường được tìm thấy trong thảm, đồ bọc và bộ đồ giường do kết cấu dễ bắt bụi của những vật dụng này.

Không chỉ đơn giản như trong khái niệm bụi trong nhà là gì, mạt bụi cực kỳ nhẹ và có thể bay lơ lửng trong không khí trong vài phút trước khi đáp xuống.  Khoảng thời gian này quá đủ để chúng ta hít phải chúng và có khả năng phát triển cái gọi là “dị ứng mạt bụi”.

Các triệu chứng khi nhiễm mạt bụi rất giống với các triệu chứng của cảm lạnh thông thường và bao gồm ngứa và chảy nước mắt, chảy nước mũi và hắt hơi thường xuyên. Ở những người bị hen suyễn, những con bọ đáng sợ này thậm chí có thể gây ho, thở khò khè và khó thở.

Cách giảm thiểu ô nhiễm bụi trong môi trường nhà

giải pháp xử lý bụi trong nhà hiệu quả

Dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên bằng các công cụ chuyên dụng sẽ giúp giải quyết vấn đề bụi bám nhanh chóng.

Sau khi đã hiểu rõ bụi trong nhà là gì, nguồn gốc, nơi trú ngụ và tác hại của bụi, việc quan trọng tiếp theo ta cần tập trung đó là cách xử lý và phòng tránh bụi trong nhà. Làm sao để chống lại thứ mà nó luôn quay trở lại? Câu trả lời đó là, hãy kiên trì dọn dẹp mỗi ngày. Dưới đây là các mẹo dọn dẹp giúp giảm mật độ bụi quay trở lại:

  • Dành ra một chút thời gian mỗi cuối tuần để lau sạch bề mặt đồ nội thất và đồ gia dụng bằng khăn hơi ẩm.
  • Sử dụng máy hút bụi cầm tay và hút sạch càng nhiều bụi bẩn khỏi các vật dụng, đồ nội thất như tủ bếp, các thiết bị điện tử, tivi, rèm cửa, giường, nệm.
  • Giặt sạch bụi bẩn bám trên thảm, hoặc sử dụng máy hút bụi khô hoặc robot hút bụi để hút sạch bụi thảm một cách hiệu quả.
  • Rửa tấm lưới lọc trên điều hòa định kỳ.
  • Dùng khăn giấy ẩm để lau bụi trên cánh quạt trần. Có thể sử dụng đầu nối để đưa máy hút bụi hút sạch chất bẩn trên cánh quạt, sau đó lau lại bằng khăn ẩm.
  • Đầu tư máy lọc không khí để giúp ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập kể cả khi bạn chưa kịp dọn dẹp.

Bài viết liên quan: “Tại sao nên mua máy lọc không khí thông minh thay vì máy lọc thường?

Như bạn đã biết sau khái niệm bụi trong nhà là gì, các hạt bụi này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong môi trường nhà và gần như rất khó để phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây để giảm thiểu sự xuất hiện của bụi:

  • Trang bị cho máy hút bụi của bạn một bộ lọc HEPA hiệu suất cao vì bộ lọc này có thể lọc được nhiều bụi mịn, mạt bụi hơn so với máy hút bụi thông thường.
  • Sử dụng các dòng máy lọc không khí có sử dụng bộ lọc cao cấp đa lớp, ưu tiên các thiết bị sử dụng công nghệ đèn UV-C LED để ngăn chặn ô nhiễm thứ cấp.
  • Sử dụng thảm chùi chân bằng cao su để giảm thiểu tích bụi hơn thảm sợi.
  • Duy trì độ ẩm trong nhà bạn ở mức khoảng 50%.
  • Lắp đặt loại rèm dễ vệ sinh hơn, ví dụ như rèm làm bằng gỗ hoặc kim loại.
  • Tránh lau bụi khô để ngăn các hạt bụi phát tán sang các khu vực khác trong nhà.

Xem thêm: “5 lời khuyên giúp bạn chọn được máy hút bụi tốt nhất cho nhà riêng

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề: “Bụi trong nhà là gì?”, cũng như làm rõ tác hại, biện pháp khắc phục và xử lý bụi trong nhà sao cho hiệu quả. Để được tư vấn về các dòng robot hút bụi, robot lau nhà, máy hút bụi cầm tay và máy lọc không khí tốt nhất, liên hệ ngay tới Home Robotics qua HOTLINE: 0901.33.88.99

Hotline 24/7